Thế nào là file thiết kế chuẩn để in ấn? Và khi thiết kế in ấn cần lưu ý những gì? Và việc làm file chuẩn trong in ấn có những ý nghĩa gì cho công việc của bạn. Hãy cùng inrehcm.vn tìm hiểu một cách chi tiết trong bài viết hôm nay nhé
Ý nghĩa của việc thiết kế file chuẩn để in ấn
Trong in ấn và thiết kế in ấn. Đòi hỏi rất cao về mặt kỹ thuật cũng như kỹ năng thiết kế của người thiết kế. Vì thành phẩm của các sản phẩm in ấn, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng làm file của người thiết kế. Vì thế, việc thiết kế 1 file chuẩn trong in ấn mang nhiều ý nghĩa quan trọng trọng trong ngành in ấn.
Rất nhiều người “coi nhẹ” tiêu chuẩn của 1 file thiết kế chuẩn in ấn. Dẫn đến thành phẩm không như mong muốn của bản thân. Vậy nên, hãy cũng inrehcm.vn tìm hiểu thế nào là 1 file thiết kế chuẩn in ấn. Và cách để chuẩn hoá 1 file thiết kế in ấn chuyên nghiệp nhé
Các yếu tố góp phần chuẩn hoá 1 file thiết kế in ấn
Có thể nói, một file thiết kế chuẩn in ấn phụ thuộc rất nhiều ấy tố. Từ những yếu tố cơ bản của phần mềm. Cũng như yếu tố kỹ năng của người thiết kế và ý thức của người làm nghề thiết kế.
Yếu tố phần mềm
Để có 1 thiết kế chuẩn trong lĩnh vực in ấn. Chúng ta cần xác định rằng. Các sản phẩm in ấn cần được thiết kế trên những phần mềm thiết kế chuyên nghiệp. Ngoài ra, các phần mềm này phải là những phần mềm tương đối thông dụng. Để việc xữ lý file trước khi in ấn trở nên dễ dàng và ít phát sinh ra lỗi.
Các phần mềm thiết kế in ấn thông dụng có thể nhắc đến như: Adobe Illustrator, Corel Draw, Indesign,… Ngoài ra, một số nền tảng website cho phép thiết kế trực tuyến rất nổi tiếng và nhiều người sử dụng đó là Canva. Tất cả những phần mềm và nền tảng nói trên. Đều là những công cụ thiết kế in ấn chuyên nghiệp. Giúp bạn tạo ra những sản phẩm thiết kế đẹp và chuẩn trong in ấn chuyên nghiệp
Adobe Photoshop có phải là phần mềm thiết kế in ấn hay không?
Có thể nói Adobe Photoshop là phần mềm chỉnh sủa hình ảnh nổi tiếng nhất thế giới. Đặc biệt, rất nhiều người sử dụng Photoshop để thiết kế ra những sản phẩm rất đẹp. Tuy nhiên, inrehcm.vn xin nhắc các bạn rằng. Photoshop là phần mềm xữ lý hình ảnh chuyên nghiệp. Còn tính năng thiết kế của Photoshop thì chỉ phù hợp để thiết kế những sản phẩm mang tính Digital hơn là những sản phẩm in ấn.
Yếu tố kỹ thuật
Yếu tố kỹ thuật mang tính quyết định file thiết kế của bạn có chuẩn in ấn hay không. Vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xữ lý file thiết kế và sản xuất thành phẩm theo thiết kế. Yếu tố kỹ thuật bao gồm: kỹ thuật làm file và tiêu chuẩn làm file trong quá trình thiết kế. Yếu tố kỹ thuật thể hiện bạn có am hiểu nghề thiết kế in ấn hay không? Có thật sự hiểu thành phẩm của thiết kế của bạn đang làm hay không. Ngoài ra, nắm được yếu tố kỹ thuật. Giúp bạn hình dung được thành phẩm khi in ấn của thiết kế và tính khả thi của thành phẩm.
Kỹ thuật thiết kế file chuẩn in ấn trong in ấn chuyên nghiệp
Đọc tới đây, sẽ có rất nhiều bạn nói rằng: “Cái gì phức tạp ghê vậy, mình thiết kế bằng Word rồi đem ra tiệm photo để in. Thấy in ào ào, có ai nói gì đâu”. Vâng! Mình in khẳng định rằng word, excel và rất nhiều phần mềm cơ bản khác đều có thiết kế và in ấn được. Tuy nhiên, mình đang nhắc đến ở đây là in ấn chuyên nghiệp. Thiết kế in ấn chuyên nghiệp đòi hỏi tính thẩm mỹ và chất lượng cao. Quy cách và thành phẩm phức tạp. Vì vậy, thiết kế in ấn chuyên nghiệp sẽ có những yêu cầu nhất định về kỹ thuật cũng như là mỹ thuật. Vậy những yêu cầu ấy cụ thể như thế nào? Hãy cùng điểm qua nhé
Xác định kích thước thành phẩm trước khi thiết kế
Việc xác định kích thước thành phẩm trước khi làm file. Giúp bạn có những bố cục cụ thể trong thiết kế, tránh trường hợp thiết kế 1 đường. Khi in ra kích thước 1 nẽo.
Ví dụ cụ thể: Kích thước in name card thông dụng là: 9×5.5cm (ngang x cao). Nhưng bạn làm file là 9x4cm. Thì bạn hiểu điều gì sẽ xãy ra rồi đây. Bạn đã thư mang 1 đôi giày không vừa chân mình lần nào chưa?
Vì thế, xác định kích thước của thành phẩm trước khi thiết kế là bước đầu tiên trước khi bắt tay vào thiết kế.
>>>> Xem thêm: In Name Card – In Card Visit giá rẻ – 110k/5 hộp | Inrehcm.vn
Nhớ nhé! Hệ màu trong in ấn luôn là CMYK
Nếu đã là 1 Designer chuyên nghiệp. Thì chắc hẵn rằng bạn đã nghe tới 2 khái niệm hệ màu CMYK và hệ màu RGB rồi đúng không nào?
Hệ màu RGB: là hệ màu dùng cho hiển thị trên màn hình. Đây cũng là nguyên lý hoạt động cơ bản của hầu hết các loại màn hình trên thế giới. Hệ màu này là ánh sáng 3 màu là xanh lá, đỏ, và xanh dương để tạo nên hình ảnh hiển thị trên màn hình. Trong thiết kế, chỉ dùng hệ màu RGB trong những thiết kế chỉ hiển thị trên màn hình. Ví dụ: thiết kế Digital Banner, thiết kế mockup, thiết kế tranh điện tử…
Hệ màu CMYK: là hệ màu được tạo nên từ 4 màu hồng, xanh da trời, vàng và đen. 4 màu này là 4 màu chủ đạo trong hệ màu in ấn. Từ 4 màu này bạn có thể pha ra tất cả các màu cơ bản trong in ấn. Vì thế, trong thiết kế in ấn. Chỉ nên sử dụng hệ màu CMYK để thiết kế. Vì hệ màu này có thể tương thích với tất cả các máy in. Và mang tới chất lượng màu sắc tốt nhất cho thiết kế của bạn.
Sẽ thế nào khi dùng hệ màu RGB cho 1 thiết kế in ấn?
Việc sử dụng hệ màu RGB trong thiết kế in ấn có thể hiểu như là uống lộn thuốc trong y học vậy. Do cấu tạo của 2 hệ màu là khác nhau. Thế nên, sẽ dẫn tới việc màu sắc sẽ có những sai lệch nhất định trong quá trình in ấn. Cùng với đó, do nguyên lý hoạt động của 2 hệ màu không giống nhau. Sẽ dẫn tới 1 số hiệu ứng thiết kế của hệ màu RGB sẽ bị lỗi trong quá trình in ấn.
Tràn màu là lề trong thiết kế in ấn
Tràn màu là gì?
Tràn màu trong thiết kế là việc tràn nội dung thiết kế rộng hơn 1 khoản nhất định so với kích thước thành phẩm thực tế. Có thể hiểu việc làm này là mở rộng phần nền của thiết kế ra 1-2mm so với thiết kế. Ví dụ: Kích thước thành phẩm khi in tờ rơi A4 là 20.5×29.5cm. Thì khi thiết kế tờ rơi bạn phải làm file thiết kế có kích thước là 20.9×29.9cm (File thiết kế lớn hơn thành phẩm 3-4mm)
>>> Xem thêm: IN TỜ RƠI MỌI KÍCH THƯỚC GIÁ RẺ
Tràn màu để làm gì?
Tràn màu có ý nghĩa gì trong thiết kế? Tràn màu sẽ giúp lúc thành phẩm sản phẩm của bạn không bị lòi trắng trong quá trình cắt hoặc bế thành phẩm. Trong trường hợp do sai số của máy móc, máy cắt có thể cắt lệch vị trí cắt dự kiến của bạn. Thì nhờ có phần tràn màu này, thì đường cắt cũng sẽ nằm trong phạm vi thiết kế của bạn (không bị lòi trắng hoặc không bị cắt phạm qua phần thiết kế khác)
Khoảng cách từ lề thành phẩm đến nội dung quan trọng
Thông thường trong mỗi thiết kế in ấn. Khoảng cách từ lề (biên thành phẩm) đến nội dung quan trọng (Logo, chữ, khung hoa văn trang trí…) là 5mm. Khoảng cách này vừa giúp thiết kế nhìn gọn gàng hơn. Cũng như giúp quá trình cắt, bế thành phẩm không bị phạm vào chữ do sai số của máy móc.
Convert Font chữ và Embed hình ảnh khi xuất file in ấn
Xuất file in ấn là bước cuối cùng trong quá trình thiết kế in ấn. Nhằm đảm bảo quá trình xữ lý file trước khi in được diễn ra thuận lợi. Hãy nhớ convert font chữ và embed hình ảnh có trong thiết kế. Để khi mở file thiết kế ở những máy khác không phát sinh ra lỗi do thiếu font và thiếu link hình ảnh.
Nhớ nè! File PDF là chân ái trong xuất file in ấn
Sau khi hoàn chỉnh thiết kế để in ấn. Sau khi đã tuân thủ những quy tắt trong thiết kế file chuẩn in ấn. Thì câu hỏi tiếp theo là xuất file định dạng nào để in ấn?
Theo kinh nghiệm của mình. Thì sau khi đã hoàn thành file thiết kế và đã tuân thủ những nguyên tắc phía trên. Thì định dạng file phù hợp nhất để gửi cho nhà in là file định dạng PDF. File PDF là định dạng file phổ thông. Bất kỳ phần mềm thiết kế nào cũng có thể mở xem và tương tác được với file. Vì thế, khi gửi file in ấn cho inrehcm.vn thì bạn nên xuất file PDF nhé!
Lời kết
Trên đây là những lưu ý cơ bản cũng như chi tiết để bất kỳ 1 Designer nào cũng có thể thiết kế 1 file chuẩn in ấn. Hãy đọc kỹ và ghi nhớ để cho file thiết kế của bạn trở nên chuyên nghiệp và hoàn chỉnh khi gửi cho nhà in. Tuy nhiên, bài viết còn nhiều thiếu sót. Nếu bạn có những góp ý gì cho bài viết trở nên đầy đủ hơn, hãy comment ngay bến dưới nhé. Chúc các bạn sớm hoàn thiện thiết kế của mình!! Xin chào!!
Pingback: Kích thước Name Card - Quy cách thiết kế Name Card chuẩn in ấn
Pingback: In bị sai màu? Nguyên nhân và cách khắc phục | In Khởi Minh